XỬ LÝ KHÍ THẢI TRONG SẢN XUẤT XI MĂNG BẰNG CYCLONE
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN XUẤT XI MĂNG
Sản xuất xi măng luôn đi kèm với sự tiêu hao năng lượng điện và than, không chỉ thế còn thải ra khối lượng khói bụi khổng lồ vào môi trường sống. Để sản xuất ra 1 tấn xi măng sẽ có 770kg CO2 bị đổ vào không khí sau những công đoạn nung nguyên liệu.
Xi măng là chất kết dính thủy lực được tạo thành bằng cách nghiền mịn clinker (sản phẩm nung đến kết khối của hỗn hợp nguyên liệu đá vôi đất sét theo các mô đun hệ số phù hợp để tạo được các thành phần khoáng theo mong muốn) cộng với thạch cao và phụ gia.
Hình 1: dây chuyền sản xuất xi măng
II QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ
Sơ đồ công nghệ:
Hình 1: Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý bụi xi măng
Thuyết minh quy trình công nghệ:
Đầu tiên, xác định các khu vực phát sinh bụi, từ đó đặt các chụp hút bụi. Dòng khí thải sẽ đi qua các chụp hút vào cyclone. Cyclone là thiết bị hình trụ tròn có miệng dẫn khí vào ở phía trên. Khí thải vào Cyclone sẽ chảy xoáy theo đường xoắn ốc dọc bề mặt trong của vỏ hình trụ. Xuống tới phần phễu, dòng khí sau đó sẽ chuyển động ngược chiều lên trên theo đường xoắn ốc và qua ống tâm thoát ra ngoài.Thiết bị Cyclon loại bỏ bụi hiệu quả đối với bụi có kích thước từ 15 μm tới 20 μm. Bụi sẽ rơi xuống đáy thiết bị, tới một mức độ nhất định sẽ được tháo bỏ ra ngoài. Quá trình xử lý được mô tả như hình 2 dưới đây.
Hình 3: nguyên lý hoạt động của thiết bị cyclon
Sau khi qua cyclon, dòng khí sẽ đi tới thiết bị lọc bụi túi vải. Nguyên lý hoạt động: dòng khí có lẫn bụi đi qua 1 tấm vải lọc, ban đầu các hạt bụi lớn hơn khe giữa các sợi vải sẽ bị giữ lại trên bề mặt vải theo nguyên lý rây, các hạt nhỏ hơn bám dính trên bề mặt sợi vải lọc do va chạm, lực hấp dẫn và lực hút tích điện. Sau 1 thời gian bụi sẽ rất dày, ta phải loại bỏ lớp bụi trên mặt vải (hoàn nguyên khả năng lọc).
Hình 4: nguyên lý hoạt động của thiết bị lọc bụi túi vải
Thiết bị lọc bụi túi vải lọc hiệu quả đối với các loại bụi có kích thước lớn hơn 1μm. Sau khi đã loại bỏ phần lớn bụi, dòng khí sẽ được đi vào tháp hấp thụ. Nước được chọn làm chất hấp thụ do là nguyên liệu dễ kiếm, giá thành rẻ, hiệu quả xử lý tương đối cao. Tháp hấp thụ được thể hiện như hình dưới đây.
Hình 4: nguyên lý hoạt động của tháp hấp thụ
Nước theo ống dẫn cấp vào thiết bị và qua bộ phận phân phối chất lỏng. Bộ phận phân phối đều chất lỏng trong chất hấp thụ. Sau đó chảy xuống lớp đệm, đây là nơi tiếp xúc với khí thải và xảy ra quá trình hấp thụ.
Dòng khí thải dẫn vào từ đáy tháp, sau quá trình hấp thụ sẽ thoát ra ở đỉnh tháp. Bụi và khí CO2, SO2 sẽ được hấp thụ vào trong nước, lắng và đi ra ngoài sau quá trình hấp thụ.
Diện tích bề mặt lớp đệm lớn và phân phối chất lỏng càng hiệu quả thì hiệu quả xử lý càng cao. Người ta thường chọn các loại vật liệu đệm rỗng và tròn. Thiết bị có thêm bộ phận phân phối lại chất lỏng để tăng hiệu quả của quá trình hấp thụ.
Sau khi ra khỏi tháp hấp thụ, khí thải được dẫn về ống khói và thoát ra môi trường bên ngoài.
Nhận xét
Đăng nhận xét