Chuyển đến nội dung chính

DU LỊCH HÀ GIANG - MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI

DU LỊCH HÀ GIANG - MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI
Mùa tam giác mạch ở Hà Giang kéo dài từ đầu tháng 10 đến hết tháng 12. Bạn chỉ cần dành ra ba ngày là vừa đủ để đi hết những địa điểm du lịch hấp dẫn nhất ở Hà Giang.



Phương tiện di chuyển đến Hà Giang
Di chuyển bằng ô tô: Từ Hà Nội, bạn nên đi xe khách đêm Hà Nội – Hà Giang xuất phát từ bến xe Mỹ Đình lúc 9h tối và tới 5h sáng sẽ đến Hà Giang (xe giường nằm cao cấp, liên hệ đặt chỗ qua điện thoại. Một số nhà xe uy tín là: Bằng Phấn, Hưng Thành, Hải Vân…). Giá từ 260.000 – 300.000 đồng/người. Sau khi đến Hà Giang, bắt xe khách nội tỉnh để di chuyển giữa các địa danh hoặc thuê xe máy để di chuyển.

Di chuyển bằng xe máy: Tùy vào thời gian của chuyến đi mà bạn lựa chọn cung đường thích hợp cho mình như một số gợi ý dưới đây:

Cung 1: Khởi hành từ Hà Nội – Sơn Tây (đi đường 21 ở Cổ Nhuế) – cầu Trung Hà – Cổ Tiết – cầu Phong Châu (qua cầu Phong Châu rẽ tay trái) – men theo sông Thao tới thị xã Phú Thọ – Đoan Hùng rồi rẽ đi Tuyên Quang – theo quốc lộ 2 tới Hà Giang (chiều dài khoảng 300 km).
Cung 2: Khởi hành từ Hà Nội – Vĩnh Phúc – Việt Trì – Phú Thọ – Tuyên Quang – Hà Giang (hay tới quốc lộ 2C và quốc lộ 2, dài khoảng 280 km).
Địa điểm lưu trú ở Hà Giang
Ở Quản Bạ, Yên Minh và Đồng Văn có rất nhiều nhà nghỉ bình dân. Nếu muốn tiết kiệm chi phí hơn nữa bạn có thể tìm thông tin các gia đình làm dịch vụ homestay, giá chỉ 50.000 – 70.000 đồng mỗi người.
Những điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua ở Hà Giang
Hà Giang vẫn được biết đến với mùa hoa tam giác mạch hồng rực cao nguyên đá, nhưng phải ai đã đi mới biết – Hà Giang mùa nào cũng đẹp, mùa nào cũng đáng để chinh phục.

Núi Đôi: Núi Đôi là thắng cảnh nằm tại quốc lộ 4C, thuộc thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Du khách ghé qua không khỏi trầm trồ trước một tuyệt tác mà tạo hóa đã ban tặng cho vùng đất này. Giữa những núi đá trùng điệp là hai trái núi có hình dáng hệt như bộ ngực căng tròn của người thiếu nữ.
Núi Đôi Cô Tiên nhìn từ cổng trời Quản Bạ

Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì: Những thửa ruộng bậc thang tại Hoàng Su Phì là một trong những ấn tượng không thể bỏ qua khi tới Hà Giang. Cứ mỗi độ thu về, Hoàng Su Phì lại trở thành điểm hẹn của những người yêu du lịch, yêu cái đẹp mặc cho con đường tới nơi đây khá hiểm trở và khó khăn.

Những thửa ruộng bậc thang tại Hoàng Su Phì.
Dinh thự vua Mèo: Nằm tại thung lũng Sà Phìn, dinh thự vua Mèo chính là ngôi nhà quyền lực nhất vùng đất Hà Giang một thời. Công trình có lối kiến trúc nguy nga, bề thế ấy thuộc sở hữu của dòng họ Vương quyền quý và được xây dựng trong vòng 8 năm mới xong.
Dinh thự vua Mèo - Ảnh: panoramio
Dinh thự vua Mèo
Cột cờ Lũng Cú: Cột cờ Lũng Cú chính là điểm đánh dấu cực Bắc tại đỉnh Lũng Cú hay còn gọi núi Rồng (Long Sơn). Mặc dù theo đo đạc, điểm cực Bắc còn cách nơi đây 2 km nữa nhưng với nhiều người Việt Nam, cột cờ Lũng Cú vẫn như một biểu tượng thiêng liêng về chủ quyền quốc gia.
Cột cờ lũng cú cao vợi – Ảnh: Vũ Kim Sơn
Hoa tam giác mạch: Những cánh đồng tam giác mạch là nét đặc trưng tại Hà Giang. Vùng đất địa đầu Tổ quốc này như thể khoác màu áo mới mỗi khi mùa hoa tam giác mạch về. Du khách đến Hà Giang có thể ngắm loại hoa này ở nhiều nơi như chân cột cờ Lũng Cú, Sủng Là, Đồng Văn, Phố Cáo, Ma Lé…
Hoa tam giác mạch đẹp đến nao lòng. Ảnh: Lê Thanh Sơn/flickr.com
Phố cổ Đồng Văn: Phố cổ Đồng ăn nằm tại trung tâm thị trấn Đồng Văn, mặc dù không có quy mô lớn như phố cổ Hà Nội hay Hội An nhưng nơi đây vẫn mang những bản sắc riêng, hấp dẫn du khách.
Đường đi lên Đồng Văn. Ảnh: Tung Hoang
Đường đi lên Đồng Văn
Chợ phiên: Giống nhiều vùng núi khác, Hà Giang cũng có những phiên chợ hấp dẫn du khách ngang qua, có thể kể tên những phiên chợ hấp dẫn như chợ phiên trung tâm huyện Quản Bạ, chợ trung tâm huyện Yên Minh, chợ Phố Cáo… và đặc biệt là chợ tình Khâu Vai.
Phiên chợ vùng cao. Ảnh: Escapology
Phiên chợ vùng cao
Người dân địa phương ra về sau phiên họp chợ. Ảnh: Escapology
Người dân địa phương ra về sau phiên họp chợ
Đèo Mã Pí Lèng: Mã Pí Lèng là một con đèo hiểm trở bậc nhất khu vực miền núi phía Bắc, nối liền giữa Đồng Văn và Mèo Vạc với tổng chiều dài khoảng 20 km. Du khách đến đây vừa được thả hồn vào quang cảnh núi rừng, vừa được ngắm nhìn dòng sông Nho Quế xanh ngắt.
Mã Pí Lèng. Ảnh: Ngô Huy Hòa (hachi8)
Những món ngon hấp dẫn không thể bỏ qua
Hà Giang có nhiều món ăn rất hấp dẫn như cháo ấu tẩu, bánh cuốn trứng, xôi ngũ sắc, thắng cố, thịt bò – trâu gác bếp, rượu ngô, thắng đền, chè shan tuyết… Trời se lạnh, ăn một bát cháo ấu tẩu hay thắng cố nóng hổi, uống chén rượu ngô thơm nồng sẽ là trải nghiệm rất tuyệt vời.
Phụ nữ địa phương đang chuẩn bị bữa ăn trong gian bếp đơn sơ. Ảnh: Escapology
Gợi ý lịch trình phượt Hà Giang
Ngày 1: Khởi hành từ Hà Nội vào buổi sáng. Tới Hà Giang vào lúc chiều tối. Bạn có thể nghỉ buổi tối ngay tại thành phố, hoặc lựa chọn đi tiếp tới Quản Bạ (cách thành phố hơn 40 km) hoặc Yên Minh để nghỉ tối. Tuy nhiên, nghỉ tại Hà Giang hợp lý nhất để đảm bảo sức khỏe, sau quãng đường 300 km cơ thể cần được nghỉ ngơi. Buổi tối bạn có thời gian đi một vòng thành phố, ăn uống và nghỉ giữ sức cho ngày mai tiếp tục hành trình.
Cánh đồng hoa kéo dài tưởng như vô tận. Ảnh: Binh Minh Nguyen Huu/flickr.com

Ngày 2: Ăn sáng. Rời Hà Giang đi Quản Bạ, Yên Minh và tới cao nguyên đá Đồng Văn (có thể dừng ăn trưa tại Yên Minh hoặc Quản Bạ). Trên đường đi Đồng Văn bạn rẽ vào Phó Bảng (5 km) để thăm thị trấn ngủ quên. Nơi đây có những ngôi nhà cổ với kiến trúc độc đáo. Trên đường vào Phó Bảng bạn còn có cơ hội đi qua thung lũng hoa hồng và một cánh đồng tam giác mạch lớn ở ven đường (cách thị trấn khoảng 500 m).
Phố cổ Đồng Văn. Ảnh: Viet Cuong
Phố cổ Đồng Văn
Rời Phó Bảng, địa điểm tiếp theo ngay dưới chân dốc là thung lũng Sủng Là. Nơi có thôn Lũng Cẩm nổi tiếng với ngôi nhà trong phim “Chuyện của Pao” và những thửa ruộng tam giác mạch trắng đẹp mê hồn. Ở Lũng Cẩm rất yên bình, bạn sẽ được tham quan những ngôi nhà người H’Mông lâu đời, con đường với hàng lê san sát và những cây thông ôn đới đẹp tuyệt vời.
Nhà của Pao ở Sủng Là. Ảnh: VannK/flickr.com
Nhà của Pao ở Sủng Là.
Rời Lũng Cẩm, địa điểm tiếp theo là Sà Phìn. Trên đường đi bạn sẽ gặp những thửa ruộng tam giác mạch nằm ngay khúc cua lên bãi đá mặt trăng.
Đến Sà Phìn, bạn ghé thăm dinh thự nhà họ Vương (hay còn họi là nhà vua Mèo). Đây là một trong những dinh thự cổ còn xót lại của những gia đình giàu có nhờ buôn thuốc phiện ở Hà Giang.
Từ dinh thự họ Vương, bạn quay trở lại ngã 3 rẽ đi cột cờ Lũng Cú. Qua Phố Là, Ma Lé để đến cột cờ Lũng Cú – nơi đặt nét bút đầu tiên trên bản đồ hình chữ S. Ngay trên đường từ Ma Lé vào Lũng Cú bạn sẽ thấy một cánh đồng tam giác mạch lớn trên sườn đồi. Đây là nơi trồng nhiều tam giác mạch nhất cho đến hiện tại. Hành trình tiếp tục đến cột cờ Lũng Cú.
Em bé giữa cánh đồng hoa. Ảnh: Ngô Huy Hòa (hachi8)
Em bé giữa cánh đồng hoa
Sau cột cờ Lũng Cú, bạn có thể lựa chọn quay check cột mốc 428 và sau đó đi Đồng Văn hoặc về thẳng phố cổ Đồng Văn (chú ý vấn đề thời gian vì đi tới mốc 428 hoàn toàn là đi bộ mất tới gần 3 giờ). Ăn tối và nghỉ lại tại Đồng Văn, kết thúc ngày thứ 2.
Ngày 3: Ăn sáng tại Đồng Văn và lên đường chinh phục Mã Pí Lèng, đi Mèo Vạc, Bắc Mê rồi về lại Hà Giang ăn trưa. Về Hà Nội lúc tối muộn. Đoạn đường này dài hơn 400 km nên bạn cần chuẩn bị sức khỏe, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý đảm bảo cho một chặng hành trình khỏe mạnh và an toàn.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ BỤI GỖ

LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ BỤI GỖ  Dựa vào đặc điểm của bụi gỗ phát sinh từ quá trình sản xuất. Phân loại kích thước bụi gỗ theo quá trình sản xuất như sau: Quá trình cắt khúc, định hình thường phát sinh bụi có kích thước lớn nên cần xử lý sơ bộ bằng cyclone.  Quá trình mài, chà, đánh bóng phát sinh bụi có kích thước bụi mịn cần xử lý bằng lọc bụi túi vải.  Kết hợp 2 quá trình này thì hiệu quả xử lý bụi gỗ sẽ là tốt nhất. Bụi được thu gom ngay tại vị trí phát sinh thông qua hệ thống chụp hút bố trí trên các máy công cụ. Các chụp hút được nối vào hệ thống ống dẫn, dưới tác dụng của lực ly tâm các hạt bụi sẽ được dẫn theo hệ thống đường ống vào  thiết bị cyclone . Tại  thiết bị Cyclone  dưới tác dụng của lực ly tâm, các hạt bụi có kích thước lớn sẽ tách khỏi dòng khí và lắng xuống phễu chứa, còn bụi mịn sẽ theo dòng khí qua  thiết bị lọc túi vải . Ở đây bụi được lọc với hiệu suất khá cao, sau đó theo ống khói đi ra ngoài không khí. (1) Thiết b...

SẢN XUẤT THÁP ĐĨA LỖ CÓ ỐNG CHẢY CHUYỀN XỬ LÝ KHÍ THẢI LÒ HƠI ĐỐT CỦI- 0985025566

4. THÁP ĐĨA LỖ CÓ ỐNG CHẢY CHUYỀN XỬ LÝ KHÍ THẢI LÒ HƠI ĐỐT CỦI 1. Lựa chọn công nghệ Qua nghiên cứu khảo sát cho thấy khí thải lò hơi đốt củi có nhiệt độ cao tro bụi, khí CO 2 , CO. Khí thải chứa các chất như vậy không được xử lý sẽ ảnh hưởng rất lớn tới người lao động cũng như môi trường  xung quanh, khu dân cư khu vực xung quanh. Lựa chọn phương pháp xử lý hấp thụ để xử lý khí thải lò hơi đốt củi. Chất hấp thụ lựa chọn là nước, nước là loại nguyên liệu dễ kiếm, chi phí không cao. 2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động Tháp đĩa lỗ có ống chảy chuyền có cấu tạo như hình dưới đây: Nguyên lý hoạt động Dòng khí thải đi từ dưới đáy tháp lên, ngược chiều với dòng chất lỏng hấp thụ được cấp từ trên xuống. Chất lỏng hấp thụ chảy trên bề mặt đĩa. Ngưỡng chảy tràn có chức năng giữ mực chất lỏng nhất định ở trên đĩa. Dòng khí đi qua các lỗ trên mặt đĩa và đi qua mực chất lỏng đó. Quá trình hấp thụ xảy ra trên đĩa. Khí sau đó sẽ thoát ra theo ống trên đỉnh tháp.Cần chú ý tốc ...

XỬ LÝ KHÍ THẢI TRONG SẢN XUẤT XI MĂNG ĐƠN GIẢN, HIỆU QUẢ- 0985025566

XỬ LÝ KHÍ THẢI TRONG SẢN XUẤT XI MĂNG BẰNG CYCLONE I. ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN XUẤT XI MĂNG Sản xuất xi măng luôn đi kèm với sự tiêu hao năng lượng điện và than, không chỉ thế còn thải ra khối lượng khói bụi khổng lồ vào môi trường sống. Để sản xuất ra 1 tấn xi măng sẽ có 770kg CO 2 bị đổ vào không khí sau những công đoạn nung nguyên liệu. Xi măng là chất kết dính thủy lực được tạo thành bằng cách nghiền mịn clinker (sản phẩm nung đến kết khối của hỗn hợp nguyên liệu đá vôi  đất sét theo các mô đun hệ số phù hợp để tạo được các thành phần khoáng theo mong muốn) cộng với thạch cao và phụ gia. Hình 1: dây chuyền sản xuất xi măng II QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ Sơ đồ công nghệ: Hình 1: Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý bụi xi măng Thuyết minh quy trình công nghệ: Đầu tiên, xác định các khu vực phát sinh bụi, từ đó đặt các chụp hút bụi. Dòng khí thải sẽ đi qua các chụp hút vào cyclone. Cyclone là thiết bị hình trụ tròn có miệng dẫn khí vào ở phía trên. Khí thải vào Cyclone s...